New publication on distribution and habitat of the Laotian Rock Rat Laonastes aenigmamus in Vietnam - Công bố mới về phân bố và sinh cảnh của Chuột đá trường sơn Laonastes aenigmamus ở Việt Nam

Scientists from CeREC in collaboration with other Vietnamese scientists have just published their study results on distribution range and habitat of the Laotian Rock Rat Laonastes aenigmamus Jenkins, Kilpatrick, Robinson & Timmins, 2005. Laotian Rock Rat was originally discovered in Lao People's Democratic Republic in 2005. This species has been recognized as the sole surviving member of the otherwise extinct rodent family Diatomyidae. Laonastes aenigmamus was initially reported only in limestone forests of Khammouane Province, Central Lao. In 2011, scientists from CeREC and their collaborators found second population of this species in Phong Nha Ke Bang National Park (PNKB NP), Quang Binh Province, Central Vietnam. Results of this study indicate that the confirmed distribution range of L. aenigmamus in Vietnam is very small, approximately 150 km, covering low karst mountains in five communes of Minh Hoa District, Quang Binh Province, at elevations between 250 and 400 m asl. The Laotian Rock Rat inhabits the lower part of steep karst towers with many rock boulders and crevices under tall limestone evergreen forest. They use small rock crevices for their dens. The natural habitat of this species in PNKB NP has been affected by selected timber harvesting, however, a complex 3-4 layer forest structure is retained. The Laotian Rock Rat is omnivorous, feeding on parts (leaves, buds, fruits and roots) of 18 plant species and also some insects (cicada, mantis, grasshopper). The population of this species in PNKB NP is seriously threatened with extinction due to its very restricted distribution, high hunting pressure, and habitat disturbance. Laonastes aenigmamus is listed in the IUCN Red List as endangered and in the Wildlife and Aquatic Red List of Lao, however, this species has not been listed in the Red Data Book or any conservation legislative documents of Vietnam.

Habitat of Laonastes aenigmamus in Phong Nha - Ke Bang area

Figure 1. Habitat of Laonastes aenigmamus in Phong Nha - Ke Bang area. Photo: Nguyen Xuan Dang

Các nhà khoa học của CeREC cùng với một số nhà khoa học Việt Nam khác vừa công bố kết quả nghiên cứu của mình về phạm vi phân bố và đặc trưng sinh cảnh của Chuột đá trường sơn Laonastes aenigmamus. Chuột đá trương sơn được nhóm tác giả Jenkins, Kilpatrick, Robinson và Timmins phát hiện đầu tiên ở CHDCND Lào vào năm 2005. Đây là loài duy nhất của họ thú gậm nhấm Diatomyidae đã từng bị xem là tuyệt chủng còn sống sót đến ngày nay. Chuột đá trường sơn ban đầu chỉ được ghi nhận ở một số khu rừng trên núi đá vôi thuộc tỉnh Khăm Muộn, miền Trung nước Lào. Vào năm 2011, các nhà khoa học Việt Nam, trong đó có các nhà khoa học của CeREC đã phát hiện quần thể thứ hai của loài này ở khu vực Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình, miền Trung Việt Nam. Kết quả nghiên cứu này cho thấy vùng phân bố được ghi nhận khẳng định của Chuột đá trường sơn ở Việt Nam là rất nhỏ, chỉ khoảng 150 km bao gồm các khu rừng trên núi đá vôi thấp (200-400m svmb) thuộc 5 xã của huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. Chuột đá trường sơn sinh sống ở các sườn núi đá thấp có nhiều tảng đá và nhiều hang hốc được che phủ bởi rừng thường xanh. Chúng sử dụng các hang hốc ở sườn núi đá làm nơi trú ẩn. Sinh cảnh rừng tự nhiên của Chuột đá trường sơn đã bị tác động bởi việc khai thác chọn các cây gỗ có giá trị, tuy nhiên, rừng vẫn còn giữ được cấu trúc phức tạp với cấu trúc 3-4 tầng. Chuột đá trường sơn là loài ăn tạp, đã ghi nhận được chúng ăn chủ yếu các bộ phận (lá, chồi, quả, rễ, củ) của 18 loài thực vật và chúng cũng ăn một số loài côn trùng (ve, chấu chấu, bọ ngựa). Quần thể Chuột đá trường sơn ở khu vực VQG Phong Nha - Kẻ Bàng đang bị đe dọa tuyên chủng nghiêm trọng do có vùng phân bố rất hạn hẹp, áp lực săn bắt cao và sự quấy nhiễu sinh cảnh. Chuột đá trường sơn đã được ghi vào Danh lục Đỏ của IUCN ở mức đe dọa Nguy cấp (EN) và Danh lục Đỏ các loài hoang dã và thủy sinh của Lào. Tuy nhiên, do mới phát hiện ở Việt Nam vào năm 2011 nên Chuột đá trường sơn chưa được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam và các văn bản pháp luật về bảo tồn động vật hoang dã của Chính phủ.

Download full article "Nguyen D, Nguyen N, Nguyen D, Dinh T, Le D, Dinh D (2014) Distribution and habitat of the Laotian Rock Rat Laonastes aenigmamus Jenkins, Kilpatrick, Robinson & Timmins, 2005 (Rodentia: Diatomyidae) in Vietnam. Biodiversity Data Journal 2: e4188. doi: 10.3897/BDJ.2.e4188"   http://biodiversitydatajournal.com/articles.php?id=4188