Phong Nha - Ke Bang World Heritage Site, National Park - Di sản thế giới, VQG Phong Nha - Kẻ Bàng

When you travel with CeREC through natural habitat adventures, you not only enjoy spectacular nature and wildlife but also join us as a force for change in addressing the most pressing conservation challenges in Vietnam. Your trip helps us to protect nature and wildlife.
Please
contact us if you plan to have a nature tour in Vietnam.

 I. BRIEF INTRODUCTION

Phong Nha - Ke Bang NP is located in Quang Binh Province, Central Vietnam, close to international border with Lao PDR, 50 km North East of Dong Hoi City of Quang Binh Province.  The PNKB NP is situated in one of the largest areas of contiguous limestone karst in Indochina which also includes Hin Namno National Protected Area in Lao (Central Indochinese Limestone). The limestone massif is located in transistional zone between the northern and central Annamite mountain. The topography of the NP is characterised by precipitous karst ridge, which rise to elevation of around 400 m. Scattered among these ridges are narrow valleys and pockets of igneous rock formation. The PNKB represents a large, essential intact conservation sampling of Global 200 priority Ecoregions (WWF). The Park lies within Indochinese Rainforest privince in the Tropical Humid Forests biome of the Indomalayan Realm (Urdvardy 1975) and also within the Indo_Burma Biodiversity Hospot (Djik et al. 1999).

Pic 1. Associate Prof. Dr. Nguyen Xuan Dang in his biodiversity  field survey in Phong Nha - Ke Bang NP (Photo: Nguyen Xuan Nghia 2011).

 The area managed by the PNKB National Park Management Board covers 123,3261 hectares (ha), which is divided into three functional areas: a) Strictly Protected Area b) Ecological Restoration Area  and c) Administrative and Service Area . Of this area, 85,754 ha was recognized as a National Park by the Vietnamese government in 2001 and as a World Heritage Site by the UNESCO World Heritage Committee in 2003. An extension of 37,572 ha, already protected and zoned as Strictly Protected Area, has been proposed as an addition to the National Park and World Heritage Site. World Heritage listing is the highest level of international recognition that may be afforded to an area, acknowledging its outstanding universal values and global significance. PNKB was inscribed on the list of World Heritage sites on the basis of its outstanding natural values. The karst formation of Phong Nha-Ke Bang National Park has evolved since the Paleozoic (some 400 million years ago) and so is believed to be the oldest major karst area in Asia. The vast karst area, extending across the border into the Lao People’s Democratic Republic, contains spectacular formations including over 104 km of caves and underground rivers, making it one of the most outstanding limestone karst ecosystems in the world. Karst formation processes have led to the creation of a variety of cave types, including underground rivers, dry caves, terraced caves, suspended caves, dendritic caves and intersecting caves.

Pic 2. Ha Tinh Langur (Trachypithecus hatinhensis) is endemic to PNKB limestone massif.  (Photo from The New Yorks/Carsten Peter/National Geographic, picasaweb.com)

PNKB Park and adjacent forest land support an enormous number of species, including over 2,851 vascular plant species and over 755 vertebrate species, including 113 mammals, 302 birds, 81 reptiles and amphibians, and 72 fish. Over 70 of these vertebrate species are considered globally threatened, and ten primate species and subspecies are known from the Park. The region supports a large number of endemic and relict species, such as Saola, Giant- Antlered Muntjac and Annamite Striped Rabbit. Several of these species are specialists on karst or cave ecosystems, such as the Laotian Rock Rat, Hatinh Langur, Sooty Babbler, Annamite Flying Frog and two species of blind cave scorpions (the first discovered in mainland Asia). These endemic and relict species are the result of evolutionary processes that are still ongoing in the region. Phong Nha – Ke Bang region has major historical significance because of the role that it played during the long war with America. Many routes of the Ho Chi Minh Trail and Victorious Road 20 run through the Park, and its caves and forests served as strategic bases and refuges during the war. The region is rich in stories, both tragic and heroic, and has deep meaning for the people of Vietnam (PNKB NP, 2012. Strategic Management Plan 2013 to 2025 Phong Nha - Ke Bang National Park World Heritage Site).

 

Pic. 2 Victorious Road 20 running through the NP is a historical site (Photo from The New Yorks/Carsten Peter/National Geographic, picasaweb.com)

Wonderful Caves - Hang động kỳ vĩ  

Theo Phong Nha - Ke Bang website, chuyên mục Du lịch của tờ The New York Times (Mỹ) bình chọn Quảng Bình, Việt Nam vào top 52 điểm đến hấp dẫn nhất thế giới năm 2014. Theo đó, Quảng Bình đứng ở vị trí thứ 8/52 điểm đến và đứng 1/12 điểm đến trong khu vực châu Á.

Lý do tạp chí này chọn Quảng Bình vì nơi đây có hang Sơn Đoòng lớn nhất thế giới. Hiện Công ty Oxalis - có trụ sở đặt tại thôn Phong Nha, xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình - đã đứng ra tổ chức tour du lịch mạo hiểm khám phá hang này bắt đầu từ tháng 8-2013. The New York Times mô tả hang Sơn Đoòng rộng lớn đến nỗi có thể chứa được một tòa nhà cao tới 40 tầng. Du khách còn bất ngờ trước những khối thạch nhũ khổng lồ với đường kính lên tới 260m trong hang.

Phần mái của hang động bị sụp từ nhiều thế kỷ trước đã khiến cây cối mọc um tùm trong hang thành một khu rừng xanh tươi, ở đó có những cây cao to tới 100m. Phía xa xa, du khách còn quan sát được hệ động vật phong phú trong hang như chim hồng hoàng, khỉ và cầy bay.

Pic 3. Inside Phong Nha Cave (Photo from The New Yorks/Carsten Peter/National Geographic, picasaweb.com)

The biggest limestone massif in Indochina - Kẻ Bàng - khối đá vôi lớn nhất bán đảo Đông Dương

Nhà địa lý nổi tiếng Lê Bá Thảo đã từng đánh giá khối núi đá này rộng đến 10.000 km2, nằm vắt vẻo trên đỉnh Trường Sơn, nơi có đường biên giới Việt - Lào cắt qua. Phần phía Việt Nam, nơi có di sản thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng, chỉ chiếm non nửa, phần còn lại thuộc Lào. Khối đá vôi khổng lồ này còn rất hoang sơ, hầu như không có điểm quần cư của con người. Không có đường đi dù là đường mòn. Việc nghiên cứu địa chất hay lâm học chủ yếu được thực hiện trên ảnh hàng không và ảnh vệ tinh. Cũng không có dòng sông hay suối nào lộ mặt, không có mặt bằng nào đáng kể. Gần chục nghìn kilomét vuông đá tai mèo lởm chởm, chỉ có ven rìa mới xuất hiện các thung lũng suối nhỏ bao quanh bằng những vách dựng dứng. Độ cao trung bình của khối núi này là 800 mét, đôi chỗ nhô lên những ngọn núi cao trên nghìn mét, cao nhất là đỉnh Phu Et Va (1.512m).

Đá vôi của khối núi Kẻ Bàng có tuổi địa chất từ 380 triệu đến 240 triệu năm. Trải qua nhiều biến động địa chất, đá bị gãy vỡ, rạn nứt, tạo điều kiện cho nước xâm thực, hòa tan thành vô vàn dạng địa hình karst: những thung lũng, phễu, giếng, hố karst, những hang động ngầm khô hay có nước đủ loại kích cỡ. Vùng Kẻ Bàng lại có lượng mưa khá lớn, khoảng 3.000 mm mỗi năm. Phần lớn lượng nước này đổ vào các hang động ngầm, mà Phong Nha chỉ là một trong vô số các hang động đó.
Ở gần cửa động Phong Nha, các nhà địa chất đã tìm ra những hóa thạch thực vật thân gỗ, thuộc các nhóm thực vật cạn đầu tiên trong lịch sử trái đất có tên là thực vật Lộ trần (Psylophyta) và thực vật Cây vảy (Lepidophyta). Những dạng thực vật cạn này cho thấy đã từng tồn tại một lục địa rất cổ mà đá vôi vùng Kẻ Bàng là những thành tạo biển tiến nằm ở ven rìa lục địa này. Có thể thấy dấu ấn của thành tạo ven rìa lục địa đó qua hình ảnh tầng đá vôi dày đến 4.000 mét của khối Kẻ Bàng, giống như một tấm nệm đá khổng lồ, phủ bên trên các đá kiểu cung đảo núi lửa (giống như các quần đảo Nhật Bản hay Philippines ngày nay).

Nhiều nhà khoa học từ lâu cũng đã nghi ngờ rằng mảng lục địa trên là một mảnh vỡ của lục địa Australia, bị trôi giạt về phía bắc. Bằng chứng cho giả thuyết đó là tại vùng Quy Đạt, huyện Minh hóa, Quảng Bình, vào những năm 1980, các nhà khoa học đã phát hiện thấy một loài động vật Tay cuộn hóa thạch Australia 30 triệu năm tuổi. Đó là loài Veervesia suchana, có quê quán ở vùng Fitzoy phía tây bắc Australia.

Ngoài những giá trị về địa chất, vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng còn có các quần thể động, thực vật được bảo tồn khá tốt mà nhiều vùng khác đã ít hay không còn được gặp nữa. Do đặc thù là rừng nhiệt đới trên núi đá vôi, nên ở đây có rất nhiều loài động thực vật lạ, quý hiếm, như sến mật, kim giao, trầm hương, dương xỉ thân gỗ, cu li, bò tót, mèo rừng, cheo cheo Nam Dương… Một số nơi trong vườn có những khu rừng rộng hàng trăm hecta chỉ thuần một vài loài cây như lát hoa, lát da đồng. Ở đây còn có thể gặp những đàn khỉ vàng hàng trăm con, hay vào mùa sinh sản của rắn, có thể thấy hàng trăm con rắn đen quấn bện vào nhau trong những hốc đá vôi nhỏ hẹp...

Trong một vài buồng đá ở động Phong Nha, còn gặp di tích các miếu thờ thần với những bài văn khắc trên đá bằng chữ Chăm cổ. Đây chắc chắn chưa phải là chứng tích cổ duy nhất của con người ở vùng đất này, bởi vì thế giới hang động ở vùng Kẻ Bàng còn chưa được khám phá hết.

Thắng cảnh nổi tiếng động Phong Nha thực ra gồm hai động: động khô (Lâu đài Vua) và động ướt (Thủy tề Tiên). Động được đánh giá là có 7 cái nhất: hang nước dài nhất, cửa hang cao và rộng nhất, bãi cát và đá rộng và đẹp nhất, hồ ngầm đẹp nhất, thạch nhũ tráng lệ và kỳ ảo nhất, dòng sông ngầm dài nhất Việt Nam (13.969m) và hang khô rộng và đẹp nhất. Riêng động Phong Nha do một con sông ngầm tạo thành, nhiều đoạn có những hồ nước và bãi bồi rộng lớn. Động chính gồm 14 buồng nối liền bằng một hành lang dài đến 1.500m. Toàn bộ động nằm sâu dưới đỉnh núi 800-900 m.

Pic 4. Underground river in Cave (Photo from The New Yorks/Carsten Peter/National Geographic, picasaweb.com)

Rich of Biodiversity - Giàu Đa Dạng Sinh Học 

Sự phong phú của địa chất địa mạo đã tạo ra cho Phong Nha - Kẻ Bàng có 15 kiểu sinh cảnh rộng lớn với 10 kiểu thảm thực vật quan trọng đã được mô tả và xác định trên bản đồ. Độ che phủ của rừng đạt 93,57% và diện tích rừng nguyên sinh đạt trên 83,74% là khu bảo tồn có độ che phủ và tỷ lệ rừng nguyên sinh lớn nhất trong các khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam.

Tại đây có nhiều sinh cảnh đặc biệt, đáng chú ý nhất là các sinh cảnh rừng tự nhiên còn tương đối nguyên sinh trên núi đá vôi với diện tích lớn nhất trong các khu rừng trên núi đá vôi ở Việt Nam với gần 71.000ha, chiếm 82% diện tích. Đặc biệt, ở đây tồn tại kiểu rừng kín thường xanh nhiệt đới trên núi đá vôi ở độ cao trên 700m với diện tích 22.500ha là kiểu rừng độc đáo nhất ở Việt Nam và trên thế giới. Hơn nữa, một diện tích trên 1000ha rừng cây Bách xanh núi đá (Calocedrus rupestris) mọc ưu thế trên núi đá vôi, ở độ cao trên 700m đã được xác định là loài mới và đặc hữu trên núi đá vôi của Việt Nam được coi là kiểu rừng duy nhất trên thế giới có tầm quan trọng đặc biệt toàn cầu. Ngoài ra, sông suối trên núi đá vôi và 36 hang động cũng là sinh cảnh độc đáo trên thế giới.

Qua những điều tra bước đầu đã thống kê được 193 họ, 906 chi, 2.651 loài thực vật bậc cao có mạch. Trong số đó có 116 loài thực vật bị đe được ghi trong danh sách đỏ, trong đó 62 loài ghi trong Sách đỏ Việt Nam, 79 loài có mức độ đe doạ toàn cầu được ghi trong Sách đỏ thế giới của IUCN. Khu hệ thực vật có tới 419 taxa đặc hữu của Việt Nam, trong đó nhóm Lan có tới 28 loài. Đặc biệt ở vùng này có 1 chi đặc hữu đơn loài Oligoceras thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) với loài Oligoceras eberhardtii. Mặt khác, một loài đặc hữu hẹp mới chỉ thấy trên núi đá vôi ở Việt Nam là loài Bách xanh núi đá Calocedrus rupestris. Ơ Phong Nha - Kẻ Bàng, Bách xanh núi đá mọc ưu thế gần như thuần loài ở kiểu rừng trên núi đá vôi có độ cao hơn 700m, kiểu rừng này có tầm quan trọng mang tính toàn cầu. Nhiều loài khác có giá trị kinh tế và khoa học đang bị đe dạo nguy cấp và rất nguy cấp ở mức độ toàn cầu như: Dipterocarpus kerrii (CR), Dipterocarpus turbinatus (CR), Dipterocarpus hasseltii (CR). Hopea chinensis (CR), Hopea hainanensis (CR), Hopea mollissima (CR), Hopea reticulata (CR), Hopea siamensis (CR), Vatica diospyroides (CR), Dalbergia bariaensis (EN), Dalbergia mammosa (EN), Erythrophleum fordii (EN), Hopea pierrei (EN), Vatica cinerea (EN).

Đã thống kê được 735 loài động vật có xương sống, với 127 loài bị đe dọa, trong đó có 91 loài ghi trong sách đỏ Việt Nam, 72 loài ghi trong sách đỏ IUCN 2006, trong số 41 loài động vật đặc hữu cho dãy Trường Sơn có 30 loài đặc hữu hẹp cho Việt Nam. Trong số các loài động vật có xương sống đã ghi nhận 132 loài thú, trong đó có 46 loài được mô tả trong sách Đỏ Việt Nam, 34 loài được ghi trong Sách đỏ IUCN 2006. Đặc biệt khu hệ thú có tới 9 loài đặc hữu hẹp cho dãy Trường Sơn, trong đó có 2 loài đặc hữu của Việt Nam. Có mặt ở đây một số loài có ý nghĩa khoa học, bị đe dọa nguy cấp và rất nguy cấp ở mức toàn cầu là Voọc hà tĩnh Trachypithecus hatinhensis (EN), Chà vá chân nâu Pygathrix nemaeus (EN), Vượn đen má trắng Nomacus leucogenys (EN), Hổ Panthera tigris (EN), Sao la Pseudoryx nghetinhensis (CR), Sóc bay đen trắng Hylopetes alboniger (EN), Chó sói Cuon alpinus (EN).

VQG là sinh cảnh của 338 loài chim, trong đó 20 loài được ghi trong sách Đỏ Việt Nam và 17 loài được ghi trong Sách đỏ IUCN 2006. Đáng chú ý có 7 loài chim đặc hữu cho dãy Trường Sơn với 4 loài đặc hữu cho Việt Nam và 1 loài Khướu đá mun Stachyris herberti là loài mới cho khoa học, có phân bố hẹp mới chỉ tìm thấy ở vùng núi đá thuộc VQG. Trong số các loài chim, có các loài bị đe dọa nguy cấp ở mức toàn cầu là Gà lôi lam đuôi trắng Lophura hatinhensis (EN), Gà lôi lam mào trắng Lophura edwardsi (EN), Gà lôi trắng Lophura nycthemera (EN). Phong Nha và Kẻ Bàng được tổ chức Bảo tồn Chim Quốc tế công nhận là 2 trong số hơn 60 vùng chim quan trọng của Việt Nam (BirdLife International, 2005).

VQG là nơi sinh sống của 96 loài bò sát và 45 loài lưỡng thê, trong đó có 22 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam và 18 loài được ghi trong Sách đỏ thế giới IUCN 2006, và 7 loài bò sát, 2 loài lưỡng thê vừa đặc hữu cho Việt Nam vừa đặc hữu của dãy Trường Sơn. Chỉ trong vòng thời gian ngắn từ 2000 đến 2005, đã có 6 loài mới được phát hiện trong VQG và công bố cho khoa học. Cho đến nay, Phong Nha- Kẻ Bàng là nơi duy nhất phân bố của 6 loài mới này. Trong số các loài bò sát một số loài bị đe dọa nguy cấp và rất nguy cấp ở mức độ toàn cầu như: Rùa hộp trán vàng Cuora galbinifrons (CR), Rùa hộp ba vạch Cuora trifasciata (CR), Rùa câm Mauremys mutica (EN), Rùa sa nhân Pyxidea mouhotii (EN), Rùa cổ sọc Ocadia sinensis (EN), Rùa núi vàng Indotestudo elongata (EN), Ba Ba gai Palea steindachneri (EN).

Sông suối đa dạng và tính đặc thù đã dẫn đến sự đa dạng của khu hệ cá. Các nhà khoa học đã điều tra được 124 loài cá trong khu vực. Cho tới nay, thành phần loài cá ở đây được coi là đa dạng nhất trong các khu rừng đặc dụng của Việt Nam. Đặc biệt trong số đó có tới 16 loài đặc hữu hẹp mới chỉ tìm thấy ở VQG Phong Nha- Kẻ Bàng, 4 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam (2003) và 5 loài ghi trong sách đỏ IUCN 2006. Trong số các taxa đặc hữu, có tới 12 taxa là loài mới công bố cho khoa học được nghiên cứu tại VQG.


Sự đa dạng về địa hình và các sinh cảnh rừng cũng là điều kiện lý tưởng cho các loài côn trùng. Những điều tra bước đầu đã xác định được sự có mặt của 369 loài côn trùng thuộc 40 họ, 13 bộ. Trong số đó có 270 loài bướm ngày, chiếm khoảng 1/4-1/5 tổng số loài bướm ngày đã phát hiện ở Việt Nam. Có hai loài côn trùng được xếp vào dạng quý hiếm trong sách đỏ Việt Nam là Bọ ngựa xanh Mantis religiosa và Bướm phượng đuôi nheo Lamproptera curius.

 I. RELATED DOCUMENTS - Tài liệu liên quan 

Birdlife Quốc tế - Chương trình Việt Nam, 2011. Khảo sát đa dạng sinh học khu hệ chim trong và xung quanh Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình, Việt Nam. Báo cáo cuối cùng cho Dự án khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng. Download Pdf
BirdLife International Vietnam Programme, 2011. Biodiversity survey of avifauna in and around the Phong Nha – Ke Bang National Park, Quang Binh Province, Vietnam. A final report to Phong Nha - Ke Bang Region Project. Download Pdf

Meijboom M. and Ho Thi Ngoc Lanh, 2002. Flora and fauna of Phong Nha-Ke Bang and Hin Namno. A compilation. WWF LINC Project. Download Pdf

Nguyễn Xuân Đặng, Nguyễn Mạnh Hà và W.V.Bleisch (biên tập) (2012). Khảo sát đa dạng sinh học các loài thú, vượn và cu li bên trong và xung quanh Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình, Việt Nam.Fauna & Flora International - Vietnam Conservation Support Programme.Download Pdf.
Nguyễn Xuân Đặng, Nguyễn Xuân Nghĩa, Nguyễn Mạnh Hà, Lê Đức Minh, Nguyễn Duy Lương, Đinh Huy Trí (2012). Phát hiện loài gậm nhấm "hóa thạch sống" (Laonestes aenigmanus) ở Phong Nha - Kẻ Bàng, Việt Nam. Tạp chí Sinh học: 2012, 34(1): 40-47.Download Pdf.
Nguyễn Văn Mạnh, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2013). Những giá trị đặc trưng về văn hóa tọc người ở khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng. Tạp chí Thông tin Khoa học & Công nghệ Quảng Bình số 3/2013: 193-200. Download Pdf.
Nguyen Xuan Dang, Nguyen Manh Ha and W.V.Bleisch (eds.) (2012). Biodiversity survey of mammal and gibbon and loris in and around the Phong Nha - Ke Bang National Park, Quang Binh, Viet Nam. Fauna & Flora International - Vietnam Conservation Support Programme.Download Pdf.

Nguyễn Xuân Đặng và cs. 2013. Xây dựng kế hoạch giám sát các loài quan trọng ở Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình, Việt Nam. Báo cáo cuối cùng. Dự án cho Dự án khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng. Download Pdf
Nguyen Xuan Dang et al., 2013. Development of key species monitoring plan for Phong Nha - Ke Bang National Park, Quang Binh Province, Vietnam. A final report to Phong Nha - Ke Bang Region Project. Download Pdf
Nguyễn Quảng Trường và cộng sự (2011). Đa dạng các loài bò sát và ếch nhái ở VQG Phong Nha – Kẻ Bàng và khu vực mở rộng, Quảng Bình, Việt Nam. Báo cáo khoa học của Dự án Khu vực Phong Nha – Kẻ Bàng. Download Pdf
Nguyen Quang Truong et al. (2011). Diversity of reptiles and amphibians in and around the Phong Nha – Ke Bang National Park, Quang Binh, Vietnam. A scientific report of the Nature Conservation and Sustainable Natural Resource Management in Phong Nha-Ke Bang National Park Region Project. Download Pdf

Phong Nha - Ke Bang NP (2013) Strategic Management Plan 2013 to 2025 Phong Nha - Ke Bang National Park World Heritage Site. Download Pdf.
Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Wikipedia tiếng Việt. Download ngày 19/4/2013. Download Pdf.

Vũ Đình Thống và cs., 2012. Khảo sát đa dạng sinh học dơi trong và xung quanh Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình, Việt Nam. Báo cáo cuối cùng cho Dự án khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng. Download Pdf
Vu Dinh Thong et al. 2012. Biodiversity survey of bats in and around the Phong Nha – Ke Bang National Park, Quang Binh, Vietnam. A report to Phong Nha - Ke Bang Region Project. Download Pdf
 

 Back to Content